Thursday, October 27, 2016

Các trường đua nhau mở thêm ngành đào tạo

Trong năm 2016, số lượng các trường Đại học mở thêm ngành đào tạo tăng đột biến. Điều này liệu có dư báo một tương lai tốt đẹp cho giáo dục Đại học trong nước trong tương lai sắp tới.


Trong Nghị quyết 77 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, có cho phép các trường thực hiện thí điểm quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, các trường được giao quyền thí điểm tự chủ có quyền mở ngành mà không cần phải thông qua Bộ GD&ĐT như trước đây. Chỉ sau 3 năm triển khai, số lượng các ngành của một số trường được thí điểm tăng lên một cách đáng kể.

Trong số đó các trường có sự phát triển mạnh nhất bao gồm: ĐH Công nghiệp TPHCM với 16 ngành đào tạo trong năm 2014, đến nay trường đã có 32 ngành. Số ngành đào tạo thạc sĩ cũng được cộng thêm 6 ngành. Trường ĐH Tôn Đức Thắng với 2 chuyên ngành tiến sĩ, 4 chuyên ngành thạc sĩ, 3 chuyên ngành ĐH. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với 5 ngành đào tạo ĐH, 3 ngành thạc sĩ, 1 ngành tiến sĩ. ĐH Tài chính Marketting cũng có thêm một ngành mới là Quản trị khách sạn. ĐH Kinh tế quốc dân mở thêm 6 ngành đào tạo ĐH và 1 ngành thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng mở thêm 10 chuyên ngành đào tạo đại học.

Bộ Giáo Dục liệu có đang buông lỏng kiểm soát

Đối với những trường chưa được tự chủ nếu muốn mở thêm ngành đào tạo là điều rất khó khăn khi phải qua rất nhiều bước kiểm tra của Bộ Giáo dục, chưa kể một số ngành đặc thù còn phải qua sự kiểm duyệt của các Bộ liên quan. Vì vậy, dẫn đến sự mất cân đối giữa các ngành đào tạo. Để mở ngành đào tạo mới, trường ĐH phải xây dựng chương trình ngành muốn mở, lập hồ sơ mở ngành để hội đồng khoa học nhà trường thông qua. Sau đó, phải chờ Sở GD-ĐT kiểm tra điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, giảng viên, được hội đồng chuyên môn thẩm định..., rồi mới được chuyển toàn bộ hồ sơ lên Bộ GD-ĐT, chờ Bộ kiểm tra, quyết định. Vì phải trải qua quá nhiều khâu như thế nên có trường phải mất một thời gian khá dài và tốn rất nhiều công đi lại từ sở đến Bộ mới xong được ngành mới.
Trong khi các trường được giao quyền tự chủ thí điểm thì việc mở ngành được thực hiện như trường ĐH quốc gia hiện nay. Tức là không chịu sự kiểm soát của Bộ GD&ĐT. Chính vì vậy mới có chuyện sau 2 năm tự chủ, các trường đã có thêm 22 ngành mới.
Xem thêm: liên thông đại học


Các trường đua nhau mở thêm ngành đào tạo Rating: 4.5 Diposkan Oleh: linhntk

0 comments:

Post a Comment